Nhu cầu nhà ở tại các thành phố lớn hiện nay là một nhu cầu thiết yếu, bởi lẽ số lượng người đổ về các đô thị để mưu sinh ngày càng nhiều trong khi đất đai lại không thể sinh sôi. Tuy nhiên, để sở hữu một ngôi nhà hay một căn chung cư tại các thành phố lớn lại chẳng hề dễ dàng.
Làm một phép tính đơn giản, với một cặp vợ chồng sinh sống tại Hà Nội với tổng thu nhập của cả hai vợ chồng là 30 triệu. Giả sử chi phí sinh hoạt 15 triệu, tiền để ra của hai vợ chồng là 15 triệu thì phải mất gần 8,5 năm để mua một căn chung cư giá 1,5 tỷ đồng. Để hỗ trợ cho người thu nhập thấp có cơ hội sở hữu nhà ở các thành phố lớn, nhà ở xã hội ra đời như một nhu cầu tất yếu. Dưới đây, chúng tôi xin đưa ra những điểm khác nhau cơ bản giữa nhà ở thương mại và nhà ở xã hội.
Thứ nhất, về khái niệm:
Nhà ở thương mại: là nhà ở do tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng để bán, cho thuê theo nhu cầu và cơ chế thị trường.
Nhà ở xã hội là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cho các đối tượng. Quy định tại Điều 53, Điều 54 của Luật Nhà ở và quy định tại Nghị định hướng dẫn mua, thuê hoặc thuê mua theo cơ chế do Nhà nước quy định.
Nhà ở xã hội chỉ được áp dụng đối với một số đối tượng đặc biệt như:
- Cán bộ công nhân viên chức nhà nước (không cần chứng minh thu nhập) có hộ khẩu ở địa phương và chưa đứng tên sở hữu bất động sản.
- Người có thu nhập thấp (Không phải đóng thuế thu nhập cá nhân thường xuyên), phải có hộ khẩu thường trú hoặc tạm vắng dài hạn (KT3 trên 1 năm).Giấy chứng nhận kết hôn (nếu đã kết hôn) hoặc giấy chứng nhận độc thân.
- Ngược lại, Nhà ở thương mại không giới hạn đối tượng người mua, chỉ cần người mua có nhu cầu mua nhà để ở hay đầu tư đều có thể mua được những sản phẩm phù hợp.
Thứ hai, về chính sách vay vốn:
Dựa vào đặc điểm mọi đối tượng có nhu cầu mua, nên việc vay mua nhà ở thương mại không không hạn chế các ngân hàng tài trợ. Người mua tùy ý chọn ngân hàng.
Trong khi đó, nhà nước quy định chi tiết về các ngân hàng được cho vay vốn để mua nhà ở thuộc diện “nhà ở xã hội”. Bao gồm 5 ngân hàng:
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank).
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
- Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)
- Ngân hàng Chính sách xã hội (VBSP).
Thứ ba, về ưu và nhược điểm của nhà ở thương mại và nhà ở xã hội:
NHÀ Ở XÃ HỘI
Ưu điểm
Giá bán thấp vì đã được nhà nước hỗ trợ về giá và Miễn tiền sử dụng đất, Thuế VAT chỉ 5%
Được hỗ trợ vay với lãi suất thấp.
Khuyết điểm:
- Môi trường sống trung bình.
- Chất lượng công trình tạm ổn.
- Phải thuộc đối tượng theo quy định của pháp luật mới được mua.
- Muốn chuyển nhượng cũng phải đúng những đối tượng đủ điều kiện, và bị khống chế chuyển nhượng trong 5 năm đầu ( Kể từ khi nhận nhà).
- Mỗi hộ gia đình chỉ được hưởng chính sách Nhà ở xã hội một lần duy nhất.
NHÀ Ở THƯƠNG MẠI
Ưu điểm:
- Môi trường sống cao cấp hơn, vị trí đẹp hơn.
- Chất lượng công trình cao hơn.
- Ra giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở sau 12 tháng.
- Tất cả người dân đều mua được.
- Sang nhượng tự do không bị giới hạn về thời gian.
- Số lượng căn hộ sở hữu tự do.
Khuyết điểm:
Giá cao hơn nhà ở xã hội so với cùng khu vực.
Tóm lại, dựa vào các ưu, khuyết điểm của nhà ở thương mại và nhà ở xã hội cũng như điều kiện tài chính mà người mua có thể lựa chọn giữa 2 loại căn hộ này.