Nhưng chúng ta đã biết trong những năm vừa qua, rất nhiều các doanh nghiệp đã coi thị trường trái phiếu là kênh huy động vốn chính. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp bất động sản.

Tại hội thảo Công bố Báo cáo Thị trường tài chính Việt Nam năm 2021 và triển vọng năm 2022, TS Lê Xuân Nghĩa – chuyên gia kinh tế đưa ra quan điểm mạnh mẽ để cảnh bảo về thị trường trái phiếu tại Việt Nam.

TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng: “Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có vai trò quan trọng hơn cả vốn trung – dài hạn của ngân hàng dành cho doanh nghiệp bất động sản. Vốn cho trái phiếu doanh nghiệp bất động sản linh hoạt hơn vốn tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp bất động sản. Trái phiếu không trả gốc hàng tháng, chỉ trả lãi. Trái phiếu doanh nghiệp có thể đảo nợ được nhưng tín dụng ngân hàng không đảo nợ được. Tôi cho rằng việc đến hạn có thể phát hành trái phiếu đảo nợ là việc hợp lý, vì thời lượng trái phiếu quá ngắn. Có những dự án 5-7 năm, trong khi kì hạn trái phiếu có 3 năm.

Theo nhận định nếu siết thị trường trái phiếu thì toàn bộ thị trường bất động sản sẽ đóng băng. Hệ quả sẽ nhanh chóng dẫn đến các ngân hàng thương mại sẽ phát sinh nhiều nợ xấu khó kiểm soát vỡ trận hệ thống.

Theo đó ông để xuất:

  • Thường xuyên kiểm tra thanh tra các công ty chứng khoán, công ty kiểm toán
  • Xây dựng cơ chế cho thị trường, điều phối thị trường
  • Không hình sự hóa để tránh đổ vỡ niềm tin
  • Tăng cường giám sát doanh nghiệp

Cũng cần nói thêm rằng các công ty tập đoàn lớn hoạt động trong thị trường bất động sản phần lớn đều huy động để làm các dự án bất động sản khắp cả nước. Nếu hệ lụy sẽ ảnh hưởng tới thị trường khắp các tỉnh thành. Đơn cử tại thị trường bất động sản Phú Quốc thời gian qua có doanh nghiệp huy động trái phiếu nhưng sau đó dính pháp lý, đã làm cho thị trường chững lại một thời gian để nghe ngóng.